Preloader

Business License Address

128 Binh My Street, Binh My Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City, Viet Nam

Phone Number

+84 865920041

Email

info@photuesoftware.com
supports@photuesoftware.com

Kết nối mạng đám mây là gì? Cách thức kết nối mạng đám mây

Kết nối mạng đám mây là gì? Cách thức kết nối mạng đám mây

Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thuật ngữ “kết nối mạng đám mây” trở nên quen thuộc và quan trọng hơn đối với doanh nghiệp. Vậy kết nối đám mây là gì?

Kết nối mạng đám mây là gì?

Kết nối mạng đám mây hay còn được biết đến với tên cloud networking hiện đang trở thành xu hướng vô cùng phổ biến trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Kết nối mạng đám mây là phương pháp thông qua việc sử dụng các dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu trên các máy chủ đám mây thay vì trên các máy chủ cục bộ.

Kết nối mạng đám mây

Kết nối mạng đám mây

Cụ thể, kết nối mạng đám mây là việc sử dụng dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây để thực hiện triển khai mạng công ty, đây là mạng kết nối nhân viên, các tài nguyên và ứng dụng của tổ chức. Thường thì các tổ chức sẽ sử dụng phần cứng mạng riêng của họ để tạo ra một mạng diện rộng (WAN) có tính biệt lập và triển khai ứng dụng. Thực hiện thiết lập và quản lý mạng thường tốn kém và phức tạp. Trong khi đó kết nối mạng đám mây sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề này bằng cách cho phép tổ chức này được sử dụng các thành phần mạng ảo thay vì phần cứng mạng. Cùng với đó là nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba sẽ quản lý và duy trì phần cứng, duy trì cơ sở hạ tầng kết nối mạng.

Chính bằng cách này, quản trị viên mạng trong tổ chức có thể tập trung vào làm việc, đồng thời giúp đảm bảo hiệu quả tối ưu hóa công việc của mình. Vì thế, việc áp dụng kết nối mạng đám mây đã và đang đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp cũng như cho người dùng.

 

Kết nối mạng đám mây mang lại những lợi ích gì?

Những lợi ích kết nối mạng đám mây đem lại cho doanh nghiệp cụ thể như:

Quản lý mạng hiệu quả

Việc sử dụng các giải pháp giúp kết nối mạng tùy chỉnh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bên thứ ba sẽ đi kèm với một vài vấn đề như: chi phí cao, tổng phí đầu tư tài nguyên đáng kể. Kể cả khi đã mua thiết bị kết nối mạng mới và trao đổi với bên thứ ba khi thực hiện thay đổi mạng thì quá trình thiết lập các trang web kinh doanh qua vệ tinh mới.

Trong khi đó, kết nối mạng đám mây sẽ giúp quản trị viên trong tổ chức có thể làm việc trên các nền tảng đám mây, trong phần mềm để xác định các giải pháp mạng mới hoặc khi thực hiện thay đổi các giải pháp hiện có. Do đó, quá trình hay việc quản lý mạng trở nên hợp lý và tiết kiệm chi phí hơn đáng kể.

Kết nối mạng đám mây giúp tăng khả năng điều chỉnh quy mô

Việc linh hoạt điều chỉnh quy mô giúp tổ chức sẵn sàng cho nhiều tình huống khác nhau trong tương lai. Từ đó, bạn có thể dễ dàng triển khai và ngừng sử dụng các dịch vụ CNTT một cách linh hoạt. Thông thường, việc đưa các trang web kinh doanh mới vào hoạt động yêu cầu cấu hình mạng chiến lược và cơ sở hạ tầng vật lý được đầu tư kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy mô truyền thống thường tốn kém và tiến triển chậm.

Kết nối mạng đám mây giúp tăng khả năng điều chỉnh quy mô

Kết nối mạng đám mây giúp tăng khả năng điều chỉnh quy mô

 

Với kết nối mạng đám mây, bạn có thể triển khai một trang web mới với cấu hình mạng tùy chỉnh trong vài giờ thay vì vài ngày hoặc vài tuần. Bạn có thể thiết lập kết nối trực tiếp và bảo mật đến tài nguyên và trang web của tổ chức chỉ trong vài bước đơn giản. Tương tự, bạn cũng có thể dễ dàng ngừng hoạt động các trang web và hệ thống mạng một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Bảo mật dễ dàng hơn

Các giải pháp mạng đám mây ảo được tạo ra đặc biệt cho tổ chức để xây dựng hệ thống mạng bảo mật bằng phần mềm. Dựa vào tính kinh tế theo quy mô cho phép nhà cung cấp dịch vụ đám mây sử dụng cơ sở hạ tầng tiên tiến và các thành phần mạng vật lý có độ bảo mật cao. Do đó, để tăng cường bảo mật, bạn có thể sử dụng công cụ bảo mật kết nối mạng đám mây và tuân thủ các phương pháp tốt nhất trong cấu hình mạng.

Cải thiện việc giám sát và bảo trì

Khi một số các giải pháp kết nối mạng vật lý đòi hỏi công ty viễn thông quản lý và bảo trì thì các giải pháp khác so với yêu cầu nội bộ công ty quản lý vật lý. Tuy nhiên, thực hiện kết nối mạng còn dựa trên đám mây giúp loại bỏ hoàn toàn nhu cầu quản lý và bảo trì vật lý. Nhưng việc kết nối mạng dựa trên đám mây lại có thể hoàn toàn loại bỏ được nhu cầu này. Điều này cũng giúp tổ chức hiển thị toàn bộ dữ liệu lưu lượng trên hệ thống mạng quả mình thông qua các công cụ phần mềm quản lý mạng.

 

Hoạt động của kết nối mạng đám mây như thế nào?

Bình thường một doanh nghiệp sẽ thuê một máy chủ từ trung tâm dữ liệu gần đó. Cùng với đó là doanh nghiệp sẽ mua các liên kết mạng trực tiếp từ các cơ sở văn phòng đến máy chủ và thông qua một nhà cung cấp viễn thông địa phương. Ngày nay thì cấu hình kết nối mạng đám mây còn sử dụng các máy chủ ảo dựa trên đám mây khu vực. Khi đó, các máy chủ ảo dựa trên đám mây này sẽ kết nối với cơ sở văn phòng bằng cách sử dụng một mạng riêng ảo dựa trên đám mây và cổng để kết nối.

Quy trình kết nối mạng đám mây là các thành phần, cấu trúc liên kết và cấu hình mạng ảo còn chạy trên cơ sở hạ tầng kết nối mạng vật lý của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, từ đó có thể xác định và quản lý hệ thống mạng của mình giống như phần mềm. Người dùng có thể tạo mạng cục bộ (LAN) ảo và mạng diện rộng (WAN) của riêng mình bằng tài nguyên đám mây.

Ảo hóa trong kết nối mạng đám mây

Đối với dịch vụ kết nối mạng đám mây trở nên khả thi là nhờ ảo hóa. Có thể hiểu rằng, thông qua logic phần mềm, bạn có thể xác định được các thành phần mạng như bộ định tuyến ảo, tường lửa ảo hay bộ cân bằng tải ảo và thậm chí còn có cả bố cục mạng đầy đủ. Dựa vào việc ảo hóa này còn đồng nghĩa với tăng khả năng kết nối của mạng đám mây chỉ bị giới hạn bởi dung lượng cũng như khả năng của cơ sở hạ tầng vật lý cơ bản.

 

Ảo hóa trong kết nối mạng đám mây

Ảo hóa trong kết nối mạng đám mây

Có thể lấy ví dụ như sau: Có một nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể ghép một cáp mạng có dung lượng lớn. Ở trên cùng cáp mạng đó họ có thể tạo ra một số các liên kết mạng ảo khác nhau và cùng hoạt động, cùng chia sẻ dung lượng. Trong khi các nhà cung cấp dịch vụ xác định với các liên kết ảo biệt lập theo logic hoạt động và còn theo phần mềm, cùng với việc cung cấp các mức dung lượng khác nhau trong các gói dịch vụ khác nhau. Lúc này, các liên kết cũng có thể có mức dung lượng khác nhau vào các thời điểm khác nhau để tiết kiệm trong giờ thấp điểm.

Đám mây riêng ảo

Quá trình kết hợp các tài nguyên đám mây khác với mạng đám mây còn được gọi với tên là: đám mây riêng ảo (VPC). Với đám mây riêng ảo, người dùng có thể xác định và chạy tài nguyên mạng đám mây trong giới hạn của nó. Người dùng có quyền truy cập từ xa dựa trên thiết bị internet thông qua một mạng riêng ảo và một cổng do phần mềm xác định. Cùng với đó là một đám mây riêng ảo được tách biệt theo logic khỏi đám mây công khai. Lúc này, người dùng có thể coi đám mây riêng ảo như một trung tâm dữ liệu ảo của riêng mình.

Kết nối mạng đám mây lai

Khi thực hiện kết nối mạng đám mây thì không phải mọi thành phần tài nguyên kết nối mạng đều cần phải dựa trên đám mây.

Khác biệt giữa kết nối mạng đám mây và điện toán đám mây là gì?

 

Kết nối mạng đám mây là một phần của cơ sở hạ tầng đám mây được cung cấp dưới dạng dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Trong khi đó, điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập vào một loạt cơ sở hạ tầng CNTT ảo hóa như máy chủ, kho lưu trữ và kết nối mạng. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây sở hữu và quản lý các tài nguyên vật lý cơ bản, cung cấp chúng dưới dạng dịch vụ cho khách hàng thông qua phần mềm quản lý mạng. Cơ sở hạ tầng vật lý được phân bố trên toàn cầu thông qua ảo hóa, cho phép nhiều khách hàng vận hành cơ sở hạ tầng riêng lẻ trên cùng một phần cứng vật lý cơ bản.

Ngoài các dịch vụ cơ sở hạ tầng, điện toán đám mây hiện đã mở rộng sang các sản phẩm khác như các công cụ, nền tảng và dịch vụ điện toán phi máy chủ.

Kết luận

Có thể thẩy, kết nối mạng đám mây không chỉ là một công nghệ mới mà còn là một cách tiếp cận hiệu quả để tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng dữ liệu đối với tổ chức doanh nghiệp. Dù việc chuyển đổi sang mô hình này đòi hỏi sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn trong tương lai cho tổ chức. Vì vậy, để tiến xa hơn trong cuộc cách mạng số hóa, các doanh nghiệp không nên bỏ qua cơ hội khai thác tối đa tiềm năng của kết nối mạng đám mây.

Share:
Nguyễn Hữu Dương
Author

Nguyễn Hữu Dương

Pho Tue SoftWare Solutions JSC là Nhà Cung cấp dịch Trung Tâm Dữ Liệu, Điện Toán Đám Mây Và Phát Triển Phần Mềm Hàng Đầu Việt Nam. Hệ Thống Data Center Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu Với Kết Nối Internet Nhanh, Băng Thông Lớn, Uptime Lên Đến 99,99% Theo Tiêu Chuẩn TIER III-TIA 942.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *