Preloader

Địa chỉ GPKD

128 Đ. Bình Mỹ, X. Bình Mỹ, H. Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại

+84 865920041

Email

info@photuesoftware.com
supports@photuesoftware.com

Cloud first và Cloud Smart - chiến lược đám mây nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp bạn?

Cloud first và Cloud Smart - chiến lược đám mây nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp bạn?

Trong doanh nghiệp hiện đại, các vấn đề chi phí và nhu cầu đổi mới hai yếu tố có mức độ ưu tiên cao. Việc xây dựng một chiến lược sử dụng đám mây phù hợp sẽ giúp cân bằng các ưu tiên này. Cloud first và Cloud smart đều là những chiến lược sử dụng đám mây để đạt được những mục tiêu này, tuy nhiên cách tiếp cận và trọng tâm là không giống nhau.

Chiến lược 'Cloud first': Ở mô hình này doanh nghiệp sẽ ưu tiên áp dụng đám mây cho các dự án và sáng kiến mới. Khi đó, mỗi khi triển khai một dự án mới đám mây sẽ trở thành tùy chọn mặc định để tránh việc phải mua sắm và thiết lập phần cứng đắt đỏ, tốn nhiều thời gian và công sức.

Chiến lược 'Cloud smart': Chiến lược đám mây này kết hợp lợi ích của cloud và hạ tầng vật lý cho một số công việc phù hợp. Cách này cũng gần với tư duy khi áp dụng Hybrid Cloud, tuy nhiên cần cân nhắc thêm các yếu tố khác như độ nhạy cảm dữ liệu và khả năng tuân thủ bảo mật, trước khi lựa chọn mô hình này để triển khai.

Hiểu về từng cách tiếp cận với mỗi mô hình là điều cần thiết, đặc biệt là trong các tình huống cần cân nhắc kỹ về bảo mật và chi tiêu trên đám mây.

Chiến lược Cloud first 

Thông thường, chiến lược Cloud first xuất phát khi có yêu cầu hoặc dự án cần phải tối đa hóa việc sử dụng đám mây. Các vấn đề thường sẽ liên quan đến nhu cầu giám sát và điều chỉnh tài nguyên liên tục, cũng như thực hiện điều chỉnh các dịch vụ đám mây để phù hợp với mức sử dụng thực tế của doanh nghiệp. Nếu không, tình huống sử dụng quá mức tài nguyên đám mây có thể sẽ xảy ra thường xuyên dẫn đến bội chi.

Dưới đây là một số lý do khiến doanh nghiệp chọn chiến lược Cloud first:

Hiệu quả chi phí: Chi phí là lý do mạnh mẽ để lựa chọn cloud vì doanh nghiệp có thể giảm chi phí đầu tư ban đầu cho phần cứng và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, người dùng chỉ cần trả tiền cho tài nguyên công nghệ mà họ sử dụng với p-a-y-g.

Khả năng mở rộng và tính linh hoạt: Các doanh nghiệp có thể dễ dàng và tự động tăng hoặc giảm quy mô khi điều kiện thị trường thay đổi. Qua đó cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với các yêu cầu kinh doanh thay đổi - bao gồm cả việc áp dụng các công nghệ mới như AI.

Mô hình làm việc từ xa: Nhiều mô hình công việc đòi hỏi khả năng triển khai từ xa (các dự án có nhiều thành viên ở các thành phố hoặc quốc gia khác nhau tham gia...) thì cần ưu tiên đám mây, vì cần truy cập được vào dữ liệu công ty và các ứng dụng nội bộ và các dịch vụ SaaS. Đặt trên cloud thì có thể truy cập mọi lúc mọi nơi qua mạng với thiết lập đường truyền bảo mật.

Tự động hóa: Các công cụ quản lý và triển khai tài nguyên tự động là điểm nổi bật của chiến lược Cloud first. Nhờ đó mà team triển khai được giải phóng khỏi các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. làm việc năng suất hơn, đồng thời giảm thiểu thao tác lỗi.

Chiến lược Cloud smart

Trong chiến lược Cloud smart, cloud không bị bỏ qua. Ưu tiên đặt ra là tìm ra môi trường tốt nhất cho mỗi công việc bao gồm cả việc sử dụng on-premise. Với cách tiếp cận này sẽ phù hợp các mô hình Hybrid hay Multi-cloud. Bên cạnh đó sẽ cần đánh giá và cải tiến liên tục.

Các lý do khiến doanh nghiệp chọn Cloud smart có thể kể đến:

Tối ưu chi phí: Không phải tất cả các công việc khi đưa lên cloud đều có chi phí thấp hơn. Cách tiếp cận với Cloud smart là sẽ tìm cách liên tục tối ưu hóa chi phí, bao gồm cả việc thay đổi dịch vụ hoặc chuyển đổi một số thành phần từ đám mây về.

Linh hoạt: Mô hình triển khai này cũng không bài trừ các hệ thống vật lý nên không phải mọi thứ đều buộc phải đưa lên cloud. Các doanh nghiệp có thể di chuyển công việc đến bất kỳ nơi nào họ thấy hiệu quả nhất vào bất kỳ lúc nào.

Bảo mật và tuân thủ: Những yêu cầu về bảo mật, tuân thủ và dữ liệu nội bộ sẽ được cân bằng hơn khi lựa chọn môi trường phù hợp giữa cloud hay on-premise.

Tuy nhiên, những thách thức tích hợp đối với cloud là những tồn tại cần cân nhắc, đặc biệt là với các hệ thống cũ và độc quyền. Ngay cả khi việc tích hợp khả thi về mặt công nghệ, việc thiếu kỹ năng và chuyên môn về đám mây nội bộ có thể làm tăng chi phí và độ phức tạp khi triển khai.

Nên chọn Cloud first hay Cloud smart

Việc chọn chiến lược đám mây nào tùy thuộc vào nhu cầu, mức độ ưu tiên và mức độ phát triển của doanh nghiệp. Một số câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời cho việc lựa chọn:

Khả năng đáp ứng các mục tiêu kinh doanh?

Cần xác định việc chuyển đổi sang mô hình cloud và ngược lại cần xuất phát từ nhu cầu kinh doanh thực tế hơn là theo xu hướng. Cùng với đó cần hiểu đầy đủ về cách các dịch vụ cloud có thể hỗ trợ hoặc nâng cao các chức năng cốt lõi của doanh nghiệp như thế nào. Nếu không có mục tiêu rõ ràng và hiểu biết toàn diện về khả năng của cloud, các tổ chức có thể không nhận ra đầy đủ lợi ích của cloud, dẫn đến việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả và tăng chi phí.

Dữ liệu nhạy cảm đến mức nào?

Hiện tại, các mô hình Hybrid và Multi Cloud mang đến quá nhiều lợi ích hấp dẫn khó có thể bỏ qua, đặc biệt là doanh nghiệp trong các lĩnh vực yêu cầu chặt chẽ về dữ liệu, như các doanh nghiệp tài chính hoặc chăm sóc sức khỏe, các doanh nghiệp cần xử lý lượng lớn dữ liệu khách hàng hoặc dữ liệu nội bộ yêu cầu mức độ bảo mật và phân tích khác nhau. Các mô hình Hybrid hoặc Multi Cloud sẽ có các tùy chọn AI, phân tích, lưu trữ và bảo mật để giữ cho dữ liệu đó an toàn và toàn vẹn.

Doanh nghiệp có kế hoạch quản lý chi phí như thế nào?

Hiệu quả chi phí vẫn là mối quan tâm khiến các công cụ tối ưu chi phí trên đám mây trở thành một phần thậm chí còn quan trọng hơn của quá trình vận hành công nghệ trong doanh nghiệp. Kể từ khi đại dịch xảy ra, xua hướng lựa chọn Cloud trở thành một ưu tiên ngày càng gia tăng, tuy nhiên ngày nay các ưu tiên về ngân sách khiến doanh nghiệp đưa ra những chiến lược áp dụng khôn ngoan hơn. Với một kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả, doanh nghiệp có thể cân đối được cả ưu tiên về ngân sách lẫn cloud.

Team IT đã chuẩn bị và sẵn sàng cho Cloud?

Đặc điểm của cloud là có tính tự động hóa cao, vì vậy có thể giúp giảm tải các công việc lặp lại trong quá trình vận hành. Vì vậy, nhân sự có thể có thêm thời gian và năng suất dành cho những công việc thực sự quan trọng. Do đó, doanh nghiệp có thể đưa ra một chiến lược phân bổ nhân sự phù hợp để tối ưu nguồn lực nội tại. Để vận hành cloud hiệu quả và tận dụng tốt nhất những lợi ích của công nghệ này, nhân sự có thể cần những kiến thức và kinh nghiệm với Cloud. Hợp tác với nhà cung cấp chuyên về các giải pháp Cloud tại Việt Nam sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các tư vấn mô hình phù hợp nhu cầu và đặc thù, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cũng như chia sẻ kinh nghiệm.

Doanh nghiệp có chiến lược rời bỏ cloud không?

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, dịch chuyển lên cloud vẫn là một xu hướng ngày càng gia tăng vì những lợi ích mà công nghệ mang lại, do đó ngân sách dành cho các cloud cũng tăng theo và điều này có thể dẫn đến doanh nghiệp muốn cân nhắc kỹ hơn. Ví dụ: một số doanh nghiệp đang cân nhắc một số quyết định về cloud được đưa ra để đáp ứng hoạt động hiệu quả và an toàn khi triển khai từ xa trong các khoảng thời gian cấp bách. Mặc dù những quyết định này có thể hợp lý vào thời điểm đó, nhưng tình hình tài chính thực tế và nhân sự đã thay đổi đối với rất nhiều doanh nghiệp, đòi hỏi phải đánh giá và kiểm toán lại trên nền tảng đám mây.

Partager:
Trương Công Thành
Auteur

Trương Công Thành

Pho Tue SoftWare Solutions JSC là Nhà Cung cấp dịch Trung Tâm Dữ Liệu, Điện Toán Đám Mây Và Phát Triển Phần Mềm Hàng Đầu Việt Nam. Hệ Thống Data Center Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu Với Kết Nối Internet Nhanh, Băng Thông Lớn, Uptime Lên Đến 99,99% Theo Tiêu Chuẩn TIER III-TIA 942.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *