Preloader

Địa chỉ GPKD

128 Đ. Bình Mỹ, X. Bình Mỹ, H. Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại

+84 865920041

Email

info@photuesoftware.com
supports@photuesoftware.com

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản?

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản?

Kiểm thử phần mềm là một quá trình kiểm tra để phát hiện ra lỗi của những phần mềm, ứng dụng nhằm cung cấp cho khách hàng, lập trình viên… thông tin về chất lượng của phần mềm được kiểm thử.

Bạn đang muốn tìm hiểu về công việc của chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)? Bạn đang làm trong lĩnh vực công nghệ và muốn lấn sân sang ngành kiểm thử? Vậy thì chắc chắn bạn cần phải nắm rõ kiểm thử phần mềm là gì và khái quát nhất công việc của những Tester thông qua quy trình kiểm thử. Hãy cùng Pho Tue Software Solutions tìm hiểu vấn đề này nhé!
 

 

Vậy kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm là một quá trình kiểm tra để phát hiện ra lỗi của những phần mềm, ứng dụng nhằm cung cấp cho khách hàng, lập trình viên… thông tin về chất lượng của phần mềm được kiểm thử. Mục đích cuối cùng của công việc này là để đảm bảo sản phẩm (phần mềm, ứng dụng) được tạo ra theo đúng mong muốn khách hàng và hoạt động hiệu quả. Với các công ty phát triển phần mềm thì Tester (chuyên viên kiểm thử phần mềm) có vai trò cốt yếu để đảm bảo uy tín của công ty, tránh những trường hợp sản phẩm lỗi bị khách hàng trả về nơi sản xuất.

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản? - Ảnh 1.

Vậy kiểm thử phần mềm là gì?

Nếu bạn nghĩ rằng kiểm thử phần mềm chỉ là một hoạt động sau khi sản phẩm hoàn tất thì bạn đã nhầm. Nó là một quá trình tuần tự gồm nhiều giai đoạn khác nhau từ việc lập kế hoạch đến phân tích, thiết kế quá trình kiểm thử, thực thi, báo cáo… Mỗi giai đoạn sẽ có những hoạt động, mục tiêu, người thực hiện khác nhau. Vì vậy, nếu muốn hiểu rõ hơn về công việc kiểm thử, hãy cùng Pho Tue Software Solutions đi sâu vào từng giai đoạn để dễ hình dung hơn nhé!

Các giai đoạn của quy trình kiểm thử phần mềm là gì?

Không có một quy trình nào đúng trong mọi trường hợp, nhưng 6 bước dưới đây mang tính khái quát và phù hợp nhất cho hầu hết quá trình kiểm thử phần mềm:

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản? - Ảnh 2.

Quy trình kiểm thử phần mềm

1. Phân tích yêu cầu về sản phẩm - requirement analysis

Bước đầu tiên của việc kiểm thử phần mềm là gì? Không liên quan đến việc kiểm tra thử nghiệm gì đâu nhé. Các thành viên trong nhóm kiểm thử sẽ lập thành một QA team để thực hiện nghiên cứu, phân tích chi tiết các tài liệu về thiết kế hệ thống, những yêu cầu của khách hàng về tiêu chí, chất lượng của sản phẩm, các bản mẫu (prototype) mà khách hàng cung cấp,... 

 

Nhờ đó, team này sẽ nắm bắt được các yêu cầu của dự án. Bên cạnh đó, nếu có thắc mắc về mong muốn của khách hàng hay muốn đưa ra các đề xuất mới, QA team sẽ đưa ra câu hỏi cho các bên như BA( Business Analysis), trưởng nhóm kiểm thử hay khách hàng để hiểu rõ hơn về yêu cầu trong các tài liệu trên. Hơn nữa, vì không phải khách hàng nào cũng hiểu biết về công nghệ nên khá khó khăn để đặt câu hỏi mang tính chuyên môn cho họ. Chính vì vậy, những người trong QA team sẽ phải hỗ trợ và cung cấp các đề xuất một cách dễ hiểu nhất cho khách hàng lựa chọn.

2. Lập kế hoạch kiểm thử phần mềm - test planning

Bạn tự hỏi vai trò của một leader hay một quản lý kiểm thử phần mềm là gì? Sau khi đã nhận được các tài liệu phân tích, báo cáo… từ QA team ở bước trên, các leader sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm thử cho cả nhóm thực hiện. Người lập kế hoạch sẽ phải thực hiện các hoạt động như:

- Xác định phạm vi của dự án: các vấn đề liên quan đến thời gian thực hiện, lịch trình, công việc cụ thể cho từng giai đoạn…

- Xác định phương pháp tiếp cận: dựa vào thời gian, yêu cầu của khách hàng, công nghệ, kỹ thuật… leader kiểm thử phần mềm sẽ đưa ra cách thức kiểm thử phù hợp, hiệu quả nhất.

- Xác định nguồn lực cho quá trình kiểm thử: cần bao nhiêu người tham gia, ai làm công việc gì, cần những thiết bị hỗ trợ nào, số lượng ra sao…

- Lập kế hoạch thiết kế công việc kiểm thử: đưa ra các chức năng cần kiểm thử. những công việc gì cần thực hiện, thời gian bao lâu, xác định những điều kiện tối thiểu để bắt đầu cũng như khi nào thì kết thúc hoạt động kiểm thử với từng chức năng…

 

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản? - Ảnh 3.

Các yếu tố của kế hoạch kiểm thử phần mềm

3. Thiết kế kịch bản kiểm thử phần mềm - test case development

Dựa vào kế hoạch của leader đã đưa ra cũng như các tài liệu đầu vào khác, các chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester) sẽ xem xét lại và bắt đầu viết test case chi tiết. Bên cạnh viết kịch bản chi tiết thì các chuyên viên kiểm thử cũng phải chuẩn bị trước các dữ liệu như test data, test script cho các trường hợp cần thiết. Sau khi đã hoàn thành test case/checklist, các thành viên cũng như team leader cần kiểm tra lại xem cần bổ sung, sửa chữa vấn đề gì không để tránh những rủi ro về sau.

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản? - Ảnh 4

Minh họa test case

4. Sắp đặt môi trường kiểm thử phần mềm - test environment set up

Đầu vào của quá trình này là các kịch bản kiểm thử, test data, kế hoạch kiểm thử đã lập ra ở các bước trên… Việc thiết lập môi trường (test environment) kiểm thử phần mềm cũng khá quan trọng trong quy trình test phần mềm vì nếu môi trường không phù hợp với sản phẩm hay mong muốn khách hàng thì kết quả kiểm thử sẽ không chính xác. Môi trường kiểm thử sẽ được thiết lập dựa trên những đề nghị của khách hàng, hay các đặc điểm của sản phẩm như server, network, client,... 

Ngoài ra, chuyên viên kiểm thử cũng cần chuẩn bị một vài test case để xem môi trường kiểm thử đã sẵn sàng cho bước thực thi tiếp theo hay chưa. Kết thúc giai đoạn này, tester đã có được sẵn môi trường phù hợp cho việc test phần mềm trong thực tế.

5. Thực thi quá trình kiểm thử phần mềm – test execution

 

Nhiệm vụ chính của chuyên viên kiểm thử phần mềm là gì? Dựa vào tất cả những tài liệu, kế hoạch từ các bước trên, các tester sẽ tiến hành các test case trên môi trường kiểm thử đã được thiết lập. Họ sẽ so sánh kết quả kiểm thử với kết quả mong đợi để phát hiện ra các lỗi sai và tiến hành theo dõi các lỗi đó đến khi chúng được fix hoàn toàn. Bên cạnh đó, kiểm thử viên cũng cần theo dõi tiến độ của dự án và điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch đề ra. 

Công việc của người kiểm thử không phải chỉ là test phần mềm, họ còn phải hỗ trợ, đưa ra các đề xuất hay giải pháp hợp lý cho các lập trình viên (developer) để hoàn thành sản phẩm như mong muốn. Trong quá trình này, chuyên viên kiểm thử phải thường xuyên báo cáo về tình hình test (phần nào đã được kiểm tra, phần nào chưa, báo cáo các tình huống phát sinh bất ngờ…) cho các bên liên quan như team leader, người quản lý dự án, khách hàng…

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử liệu có đơn giản? - Ảnh 5.

Thực thi quá trình kiểm thử phần mềm – test execution

6. Kết thúc chu trình kiểm thử phần mềm - Test cycle closure

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm thử phần mềm. Tất cả các chuyên viên thực hiện test phần mềm sẽ tổng hợp và viết báo cáo kết quả cuối cùng của việc kiểm thử (test report final). Trong đó phải chỉ ra được bao nhiêu test case đạt/ không đạt yêu cầu, bao nhiêu case được sửa, bao nhiêu lỗi được phát hiện, lỗi tồn tại nhiều ở chức năng nào, chức năng nào đã được/ chưa được kiểm thử hay trễ tiến độ… Bên cạnh đó, team test phần mềm cũng cần xem lại quá trình thực hiện để nhìn ra những điểm tốt, chưa tốt của team, cũng như rút kinh nghiệm cho những lần kiểm thử sau này.

 

Như vậy, test phần mềm không phải là một công việc đơn giản, đặc biệt là quy trình phức tạp của nó như trên đã đề cập. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ kiểm thử phần mềm là gì, quy trình của nó ra sao, bao gồm những hoạt động như thế nào. Hãy theo dõi Pho Tue Software Solutions để được cập nhật những bài viết mới nhất về công nghệ nhé!
 

Theo Pho Tue Software Solutions tìm hiểu

Partager:
Phạm Thị Quỳnh Dung
Auteur

Phạm Thị Quỳnh Dung

Pho Tue SoftWare Solutions JSC là Nhà Cung cấp dịch Trung Tâm Dữ Liệu, Điện Toán Đám Mây Và Phát Triển Phần Mềm Hàng Đầu Việt Nam. Hệ Thống Data Center Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu Với Kết Nối Internet Nhanh, Băng Thông Lớn, Uptime Lên Đến 99,99% Theo Tiêu Chuẩn TIER III-TIA 942.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *